Kỹ thuật nuôi Cá

Váng đỏ, váng xanh trong ao ương cá

20/05/2014

Hỏi: về mùa nóng... mặt nước ao, hồ, ruộng, nhất là ao ương nuôi cá giống thường nổi váng đỏ, váng xanh... lại có ao nổi vảng đỏ nâu. Đây là gì? Có lợi hay có hại cho cá giống? Đề nghị được giải đáp?

Đáp: Hiện tượng nổi váng đỏ, váng nâu... trên mặt nước ao, hồ, ruộng là hiện  tượng độc đáo trong đời sống của một vực nước. Trong nghề ương nuôi cá giống, cá thịt... hiện tượng nổi váng như vậy được gọi là hiện tượng nở hoa của nước, gọi tắt là "hoa nước", Hoa nước được tạo ra bởi những loại tảo hiển vi có trong nước, nhờ gặp những điều kiện môi trường thích hợp mà chúng sinh sản rất nhanh. Lúc đó, những tảo này hoàn toàn chiếm ưu thế trong thành phần thuỷ sinh vật của vực nước. Tuỳ loại tảo nở hoa mà nước sẽ có màu sắc khác nhau. Tảo lục nhuộm nước có màu xanh nõn chuối; Tảo lam màu xanh lục pha lam; Tảo mắt màu nâu đỏ hoặc lục sẫm; Tảo giáp màu đen... Thông thuờng màu sắc đậm nhạt và diện tích che phủ của váng tảo thay  đổi theo cường độ ánh sáng mặt trời. Nắng càng to; màu càng thẫm, váng càng dày, diện che phủ mặt nước càng rộng.
Tảo là thức ăn trực tiếp của một số cá và là một mắc xích thức ăn gián tiếp của nhiều loài cá khác. Kinh nghiệm cho thấy để cá mè phát triển bình thường, Cần phải nuôi chúng trong những ao có "hoa nước"vừa phải: Vì các loài tảo này khi nở hoa thường quang hợp mạnh vào ban ngày, hô hấp mạnh vào ban đêm, gây nên hiện tượng thiếu hụt ôxy hoặc quá thừa C02 trong nước, ảnh hưởng đến đời sống bình thường của cá, có khi làm chết cả cá hương, cá giống, cá bố mẹ sắp đẻ... Vì vậy, cần phải hạn chế hiện tượng tảo nổi váng dày đặc và kéo dài nhiều ngày trong ao ương nuôi cá. Có nhiều cách, nhưng hiệu quả nhất là ngừng bón phân, tháo thêm nước mát vào ao, để giảm độ béo của nước; Có nơi buột rơm vào một đầu que dài, rồi dùng nó để vớt váng lên bờ. Có nơi thả bèo tây (kín 1/3 ao) ở đầu gió, để nhờ gió đẩy bèo trôi đến cuối ao, rễ bèo sẽ kéo dạt và tập trung váng vào một góc ao (việc vớt váng dễ hơn).


Khoa thủy sản ĐHCT
Khách hàng