Bệnh tôm

BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM THẺ

25/04/2014

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT: -Dấu hiệu nhận biết sớm đó là khi phát hiện thức ăn có vấn đề bị ẩm, vón cục, mốc,... hoặc là khi môi trường ao nuôi bị ô nhiễm hữu cơ tảo phát triển quá dày dẫn đến tàn hay sự xuất hiện của tảo độc như: tảo lam, tảo mắc, tảo đỏ,... -Dấu hiệu bệnh nhẹ tôm ăn hơi yếu, quan sát trong ruột tôm sẽ thấy ruột tôm rỗng, xoắn lò xo hoặc thức ăn bị đứt quãng, phân tôm trong nhá vó ( sàn ăn) lỏng màu nhợt nhạt và khó chìm khi đặt nhá vó ( sàn ăn) xuống nước. -Dấu hiệu bệnh nặng tôm ăn yếu có thể bỏ ăn, phân tôm thường nổi lên trên mặt nước và tập trung ở cuối hướng gió. Thông thường, những con tôm bị nhiễm bệnh nặng sẽ trở nên sậm màu hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đế gan tụy, đường ruột sẽ đổi thành màu trắng, vỏ tôm mềm và thịt tôm không chứa đầy vỏ.

 
Phân trắng nổi trên mặt nước góc ao cuối gió    Phân trắng nằm trong vó (sàn ăn)

I/.
NGUYÊN NHÂN:

1/. Độc tố Flatoxin: thức ăn nhiễm độc tố nấm mốc Flatoxin (trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và bảo quản nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn cũng như thức ăn thành phẩm bị ẩm ướt - đóng vón - vón cục là điều kiện để nấm mốc phát triển sinh ra độc tố). Flatoxin ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột làm rối loại tiêu hoá gây bệnh phân trắng.

2/. Tảo độc và tảo tàn: thức ăn dư thừa, phân tôm, hệ thống xi phong - thay nước và hệ vi sinh xử lý ao làm việc chưa đạt hiệu quả - chưa giải quyết được chất hữu cơ là điều kiện để tảo độc phát triển và tảo phát triển quá mức vẫn đến tảo tàn. Độc tố sinh ra từ tảo độc và tảo tàn ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột làm rối loại tiêu hoá gây bệnh phân trắng.

 

           tảo lam                                            tảo mắt                                         tảo đỏ

    3/. Ký sinh trùng: Gregarines Vermiform là 2 loại ký sinh trùng trên tôm được tìm thấy phổ biến ở việt nam hiện nay chúng thường tồn tại và phát triển thông qua các loài động vật thân mềm (nhuyễn thể ) là ký chủ trung gian như: ốc, hến, vẹm,... các loại ký sinh trùng này ký sinh vào đường tiêu hoá của tôm lấy chất dinh dưỡng và làm tắt nghẻn đường ruột tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn vibrio xâm nhập gây bệnh phân trắng.

 

   Ký sinh trùng                        Vẹm ( mãn cầu hay nhao trâu)                 Ốc và Hến


4/. Nhóm vi khuẩn vibrio: môi trường ao nuôi ô nhiễm hữu cơ cao là điều kiện thuận lợi cho các nhóm vi khuẩn gây hại trong hệ thống gan tụy, đường ruột và phân tôm như: Vibrio vulnificus, Vibrio fluvialis, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio alginolyticus, Vibrio damsels, Vibrio minicus, Vibrio cholera... có cơ hội phát triển nhân mật độ lên cao đủ sức để tấn công vào huỷ hoại tế bào gan, thành ruột gây nên bệnh phân trắng trên tôm.

II/. GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH:

1/. Giải pháp phòng bệnh tổng hợp:

- Lựa chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm chất lượng tốt. Luôn sử dụng thức ăn date mới. Bảo quảng thức ăn đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Thường xuyên kiểm tra sớm phát hiện và kịp thời loại bỏ tất cả bao thức ăn kém chất lượng ẩm ướt - đóng vón - vón cục. Thức ăn bị nhiễm nấm mốc tuyệt đối không được cho tôm ăn. Trộn bổ sung Q-Plus 5-10g/1kg thức ăn cho tôm ăn liên tục các cử tới khi thu hoạch giúp tiêu hoá tốt, gắn kết loại thải vi khuẩn, độc tố nấm mốc và khí độc ra khỏi cơ thể tôm.

- Cho ăn thức ăn đúng kích cỡ theo giai đoạn với liều lượng phù hợp, thường xuyên trộn bổ sung MT- Superzyme và Bio-Prozyme 5-10g/1kg thức ăn giúp tôm tiêu hoá tốt và tăng sức đề kháng. Định kỳ 3 ngày xử lý Protibac hay Men Bat 250g/1000-2000m3 có thể điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp giúp ổn định môi trường. Thường xuyên kiểm tra môi trường để kịp thời xử lý Super Cipa diệt tảo độc cũng như khống chế tảo ở mật độ vừa phải phù hợp cho tôm nuôi phát triển tốt.

- Định kỳ 15 ngày một lần xử lý Super Cipa 1-1,5 lít/1000 m3 diệt ký sinh trùng trong môi trường nước ao nuôi. Đồng thời trộn Super Kill A 3-5ml/1 kg thức ăn cho tôm ăn 1 cử/ ngày liên tục 3 ngày để diệt ký sinh trùng bên trong cơ thể tôm.

- Định kỳ 15 ngày một lần xử lý MITAKON 0,6-1kg/1000m3 diệt khuẩn kết hợp với định kỳ cấy vi sinh Protibac hay Men Bat liều lượng phù hợp giúp khốn chế vi khuẩn trong môi trường ao nuôi luôn ở mật độ an toàn cho tôm nuôi.

2/. Giải pháp điều trị bệnh:

-        Khi phát hiện thức ăn có vấn đề bị ẩm, vón cục, mốc,... Ngừng cho ăn ngay cử ăn đó và loại bỏ lô thức ăn đó. Nhập lô thức ăn mới chất lượng tốt trộn bổ sung Q-Plus 10g+Hepatic 10ml+Bio-Prozyme 10g/1kg thức ăn cho tôm ăn các cử liên tục 5-7 ngày đường ruột tôm tốt lại sau đó áp dụng trở qui trình chuẩn bình thường.

-  Khi môi trường ao nuôi bị ô nhiễm hữu cơ tảo phát triển quá dày dẫn đến tàn hay sự xuất hiện của tảo độc như: tảo lam, tảo mắc, tảo đỏ,... Ngừng cho ăn một cử chưa xử lý Super Cipa 1-1,5 lít/1000m3 vào lúc 8-10 giờ sáng diệt tảo, thay 30-50% lượng nước trong ao nuôi từ ao sẵn sàng và sẽ cấy vi sinh Protibac hay Men Bat 250g/1000m3 vào lúc 8-10 giờ sáng ngày hôm sau. Đồng thời trộn bổ sung Q-Plus 10g+Hepatic 10ml+Bio-Prozyme 10g/1kg thức ăn cho tôm ăn các cử liên tục 5-7 ngày đường ruột tôm tốt lại sau đó áp dụng trở qui trình chuẩn bình thường.

 
 
- Khi tôm ăn hơi yếu, quan sát trong ruột tôm sẽ thấy ruột tôm rỗng, xoắn lò xo hoặc thức ăn bị đứt quãng, phân tôm trong nhá vó (sàn ăn) lỏng màu nhợt nhạt và khó chìm khi đặt nhá vó (sàn ăn) xuống nước. Xử lý MITAKON 0,6-1kg/1000m3 diệt khuẩn và sẽ cấy vi sinh Protibac hay Men Bat 250g/1000m3 vào lúc 8-10 giờ sáng ngày hôm sau. Khi xử lý vi sinh được 3 ngày thì xử lý Super Cipa 1-1,5 lít/1000 m3 diệt ký sinh trùng trong môi trường nước ao nuôi. Đồng thời trộn bổ sung Super Kill A 3-5ml/1 kg thức ăn cho tôm ăn 1 cử/ ngày liên tục 3 ngày để diệt ký sinh trùng bên trong cơ thể tôm và trộn Q-Plus 10g+Hepatic 10ml+Bio-Prozyme 10g/1kg thức ăn cho tôm ăn các cử còn lại liên tục 5-7 ngày đường ruột tôm tốt lại sau đó áp dụng trở qui trình chuẩn bình thường.

-  Khi bệnh nặng tôm ăn yếu có thể bỏ ăn, phân tôm thường nổi lên trên mặt nước và tập trung ở cuối hướng gió. Thông thường, những con tôm bị nhiễm bệnh nặng sẽ trở nên sậm màu hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đế gan tụy, đường ruột sẽ đổi thành màu trắng, vỏ tôm mềm và thịt tôm không chứa đầy vỏ. Ngừng cho ăn ngay cử ăn đó và giảm 30- 50% lượng thức ăn của các cử tiếp theo. Xử lý Customix 020 1kg/1000m3 2-3 liều liên tiếp cách nhau 10-12 giờ giúp tôm mau hồi phục ăn trở lại. Cấy lại vi sinh Protibac hay Men Bat sau khi ngừng Customix 020 20-24 giờ. Trộn bổ sung Q-Plus 10g+Customix 025 3-5g/1kg thức ăn cho tôm ăn các cử liên tục 5-7 ngày đường ruột tôm tốt lại sau đó áp dụng trở qui trình chuẩn bình thường. 

VIDEO BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM THẺ
https://www.youtube.com/watch?v=nU9eWYtedCc





Khách hàng