BỆNH ĐỐM ĐEN
05/10/2021
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT:
Tôm bị bệnh đốm đen nhìn ngoại hình rất xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn kế phát gây ra bệnh hoại tử gan và những con tôm bị đốm đen ăn mòn thủng vỏ khi lột sẽ chết nhiều, tỷ lệ chết ngày càng tăng cao nếu không xử lý kịp thời hay xử lý không đúng cách.
I/. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH:
1/ Nguyên nhân: Do nấm, nguyên sinh động vật và vi khuẩn Vibrio sp, Pseudomonas, Aeromonas có trong môi trường ao nuôi gây ra.
2/ Điều kiện phát sinh: Mật độ tôm nuôi cao, môi trường ao nuôi ô nhiễm, tôm nuôi bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa và mùa mưa thời tiếc và môi trường ao nuôi biến đổi đột ngột. Đặc biệt bệnh đốm đen xuất hiện nhiều khi nuôi tôm mật độ cao > 100con/m2 ở độ mặn thấp < 10‰.
II/ GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH:
1/. Giải pháp phòng bệnh tổng hợp:
- Trọn vùng nuôi có độ mặn phù hợp ( tối ưu nhất là 15 - 25‰ ) đồng thời phải thả tôm nuôi mật độ vừa phải phù với độ mặn của nước ao nuôi theo thời tiết của từng mùa vụ.
- Thường xuyên kiểm tra: pH, độ kiềm, NH3, NO2, ... giúp phát hiện sớm và kịp thời thay nước và dùng vôi kết hợp với xử lý MT-Yucca vi sinh Protibac hay Men Bat để điều chỉnh lại các chỉ số về mức tối ưu ổn định môi trường nước ao nuôi.
-Thường xuyên trộn bổ sung 5g MT-QPlus + 3-5g MT-Mitaclec + 3-5g MT- Cmax/1kg thức ăn cho tôm ăn 2 cử, các cử còn lại trộn 5g Bio-Prozyme + 5ml Hepatic 900 + 5g Glucan 40+C. giúp tôm tăng cường hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng, cứng vỏ - chắc thịt phòng ngừa bệnh đốm đen.
- Định kỳ 3-5 ngày tạt Khoáng Tạt 1-2kg/1000m3 bổ sung khoáng chất cân đối đầy đủ cho tôm tăng sức đề kháng, cứng vỏ - chắc thịt phòng ngừa bệnh đốm đen.
- Định kỳ 15 ngày một lần xử lý 500g Protect LAVO / 1.500-2.000 m3 diệt nấm, nguyên sinh động, ký sinh trùng và vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi. Đồng thời kết hợp với định kỳ cấy vi sinh Protibac hay Men Bat liều lượng phù hợp giúp làm sạch và khốn chế mầm bệnh đốm đen trong ao nuôi luôn ở mức an toàn cho tôm.
2/. Giải pháp điều trị bệnh:
- Trước tiên phải thường xuyên kiểm tra pH nước ao nuôi, Nâng liên tục pH lên cao và luôn giữ ổn định pH 8,3 - 8,6 trong suốt quá trình điều trị bệnh đốm đen cho tôm.
- Sao khi pH đạt 8,3-8,6 thì mới được xử lý tạt Protect LAVO 500g/ 1.000 - 1.500 m3 nước ao nuôi 2 - 3 lần liên tiếp cách nhau 10 -12 giờ. Đồng thời trộn 10g Protect + 10g MT- QPlus /1kg thức ăn cho ăn cử sáng và cử chiều liên tục 7 - 10 ngày. Các cử còn lại trộn 5ml Hepatic 900 + 3-5g Mitaclec + 3-5g MT-Cmax/1kg thức ăn.
- Sau khi tạt Protect LAVO liều 2 hay liều 3 thì thấy các đốm đen trên vỏ tôm chuyển màu nhạt dần lại thì dừng và 20-24 giờ sau thì cấy lại vi sinh Protibac hay Men Bat với liều 2-3 lần liều bình thường để làm sạch môi trường ao nuôi.
- Sau khi thấy dấu hiệu các đốm đen trên vỏ tôm lành lại. biểu hiện là các đốm đen sẽ có màu nâu nhạt dần và liền lại. Tiến hành cho thay 30-50% lượng nước trong ao nuôi từ ao sẵn sàng, tạt Khoáng Tạt 2-3kg/1000m3 giúp tôm hấp thu đầy đủ khoáng chất và cấy vi sinh Protibac hay Men Bat 250g/1000m3 vào lúc 8-10 giờ sáng làm giảm pH về 7,8-8,2 giúp cho tôm lột xác để loại bỏ hẳn đốm đen trên vỏ. Đồng thời trộn bổ sung 5g Q-Plus + 3-5g Mitaclec + 3-5g MT-Cmax/1kg thức ăn cho tôm ăn 2 cử, các cử còn lại trộn 5g Bioprozyme + 5ml Hepatic 900 + 3ml Cobusal. giúp tôm mau hồi phục sau khi khỏi bệnh và phát triển trở lại bình thường.