Nguyên tắc kết hợp kháng sinh
Mỗi kháng sinh đều có tác dụng ít nhiều không mong muốn. Dùng liều lượng sai cũng có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.
Tác dụng đối kháng
Dùng Tetracyline cùng Peniciline có thể dẫn đến tác dụng đối kháng. Vì Peniciline tác dụng lên tế bào vi khuẩn đang nhân lên, trong khi Tetracyline lại ức chế sự phát triển của những tế bào này.
Phối hợp kháng sinh tác động vào cùng môt đích cũng có tác dụng đối kháng vì chúng đẩy nhau ra khỏi đích. Ví dụ Erythromycin với Lincomycin.
Trộn Gentamycin với Peniciline trong cùng dung dịch hiệu quả điều trị giảm. Vì Gentamycin bị mất hoạt tính bởi Penicyline do tương kỵ thuốc.
Tác dụng hiệp đồng
- Ức chế những khâu khác nhau trong cùng một chu trình chuyển hóa của vi khuẩn như: Sulfamethosazole và trimethoprim tác động ức chế vào 2 chặng khác nhau trong quá trình tạo tetrahyprofolic cần cho vi khuẩn sinh sản, nên sự phối hợp này làm tăng hiệu quả rõ rệt.
- Phối hợp một thuốc ức chế Bêta- lactamase giúp Bêta-lactam không bị phân hủy và phát huy tác dụng mạnh: như Ampiciline và Sulbactam
- Phối hợp kháng sinh cùng ức chế sự tổng hợp vách vi khuẩn: Do mỗi kháng sinh tác động vào một khâu nhất định trong quá trình sinh tổng hợp vách và mỗi thuốc lại gắn vào một protêin gắn peni-cillin nhất định nên dùng chung cho tác dụng hiệp đồng
Ví dụ: Ampiciline với oxacillin; Ampiciline với ticarcillin
- Phối hợp một kháng sinh tác động vào vách để tạo điều kiện dể dàng cho aminoglycoside xâm nhập vào tế bào
Ví dụ: Penicillin và Streptomycin